Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp đều sở hữu riêng cho mình ít nhất là một website. Nhưng không phải ai cũng biết rõ quy định liên quan đến việc thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương. Việc không tuân thủ quy định này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: Bị phạt hành chính, website bị chặn, mất uy tín với khách hàng,…. Vậy làm sao để biết website doanh nghiệp có thuộc diện này hay không? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để điểm mặt 6 loại hình phải thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương nhé
Về việc thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương
Việc thông báo hoặc đăng ký website với Bộ Công Thương là một quy định vô cùng quan trọng. Việc làm này nhằm đảm bảo hoạt động thương mại điện tử diễn ra minh bạch, công bằng. Đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả website đều phải thực hiện thủ tục này. Chỉ những đối tượng thuộc diện đã được quy định rõ trong văn bản pháp luật mới cần thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương.
Mục đích của việc thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương
- Quản lý thị trường: Giúp cơ quan quản lý nắm bắt được quy mô và hoạt động của thị trường thương mại điện tử.
- Bảo vệ người tiêu dùng: Đảm bảo thông tin về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp chính xác, minh bạch. Bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động mua bán trực tuyến
- Ngăn chặn hoạt động vi phạm pháp luật: Kịp thời phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử
6 loại hình phải thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương
Website phải đăng ký với Bộ Công Thương
1. Sàn giao dịch thương mại điện tử
Là những website thương mại điện tử. Nó cho phép tổ chức, cá nhân (không phải chủ sở hữu website) tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ
Ví dụ: Shopee, Lazada, Chợ Tốt,…
2. Website khuyến mại trực tuyến:
Là một dạng website thương mại điện tử. Những website này được tạo ra để tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác.
Ví dụ: Các website chuyên về deal, coupon, flash sale,…
3. Website đấu giá trực tuyến
Là những website cho phép người dùng tổ chức đấu giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên đó
Ví dụ: Các website đấu giá đồ cổ, bất động sản, xe cộ,…
Nếu những website thuộc diện trên mà không đăng ký với Bộ Công Thương có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 60 triệu đồng
Website phải thông báo với Bộ Công Thương
4. Website thương mại điện tử có giao dịch bán hàng
Là những website tạo ra để bán sản phẩm, hàng hóa của chủ sở hữu website. Có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Ví dụ: Các cửa hàng trực tuyến bán quần áo, điện tử, mỹ phẩm,….
5. Website thương mại điện tử có hoạt động xúc tiến thương mại
Là những website tạo ra để quảng bá, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, giới thiệu công ty,….
Ví dụ: Website giới thiệu sản phẩm mới, website cung cấp thông tin về dịch vụ,…
6. Ứng dụng bán hàng trên các thiết bị di động
Là những ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động nhằm phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại của chủ sở hữu
Ví dụ: Ứng dụng bán hàng online
Nếu những website thuộc diện trên mà không đăng ký với Bộ Công Thương có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 20 triệu đồng
Thực hiện thông báo, đăng ký website ở đâu?
Việc thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương cũng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định. Sau đó nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử http://online.gov.vn. Bạn có thể tự thực hiện thủ tục này hoặc sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 để hỗ trợ.
Hy vọng, bài viết trên của Halink Web đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về việc thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Halink Web. Ngoài việc giúp bạn tạo ra những website đẳng cấp và chuyên nghiệp. Halink Web còn tư vấn tận tình, chi tiết về những vấn đề liên quan đến website. Đảm bảo việc thiết kế và vận hành website của bạn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả