Chân trang website, hay còn gọi là footer, là thành phần cuối cùng của mỗi trang web, sau khi kết thúc nội dung chính. Nó luôn nằm ở cuối trang, do đó có thể ít được người dùng chú ý. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó lại cực kỳ hữu dụng nếu bạn thiết kế nó đúng cách.
Các nhà thiết kế trang web chọn nhiều loại nội dung khác nhau cho chân trang của họ vì nhiều lý do khác nhau. Các yếu tố chân trang có thể được kết hợp tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp và người dùng. Dưới đây là một số gợi ý thiết kế chân trang website phổ biến nhất, ví dụ và các tình huống được đề xuất sử dụng chúng:
Gợi ý thiết kế chân trang website
Liên kết tiện ích
Hầu hết các trang web có xu hướng bao gồm các điều hướng tiện ích trong chân trang, trỏ đến:
- Thông tin liên hệ: địa chỉ, số điện thoại của công ty và liên kết để trò chuyện trực tiếp
- Tthông tin dịch vụ khách hàng
- Chính sách bảo mật
- Điều khoản sử dụng
- Hướng dẫn mua hàng & thanh toán
- …
Trong khi nhiều trang web có điều hướng tiện ích nằm ở các khu vực trên cùng của trang web của họ, chân trang là nơi người dùng nhìn khi họ tìm kiếm các mục cụ thể này. Người dùng thường sẽ truy cập trực tiếp vào footer để tìm thông tin liên hệ hoặc tìm cách nhận hỗ trợ khách hàng. Cho dù bạn có liên kết đến các mục tiện ích này ở đầu trang hay không, hãy luôn đưa chúng vào chân trang.
Sử dụng cho: tất cả các thiết kế web doanh nghiệp.
Điều hướng phụ
Footer có thể bao gồm điều hướng phụ, là bản sao của điều hướng chính trên đầu trang. Thành phần này có lợi khi các trang web có nột dung dài (như trường hợp của nhiều thiết kế di động hiện đại), vì nó cho phép người dùng nhanh chóng di chuyển đến một phần khác của trang web mà không cần cuộn lại đầu trang để đến thanh điều hướng chính.
Sử dụng cho: các trang web có trang dài, đặc biệt nếu điều hướng chính không được cố định khi cuộn trang.
Nhiệm vụ phụ
Chân trang có thể chứa các liên kết đến các tác vụ phụ mà người dùng quan tâm. Một số ví dụ về nhiệm vụ phụ bao gồm:
- Tuyển dụng
- Blog
- Thông tin đại lý
- Tài liệu hoặc thông số kỹ thuật của sản phẩm hoặc dịch vụ
- Truy cập các bộ công cụ truyền thông và các thông tin PR khác
- Tìm kiếm các chi nhánh của công ty
Các tác vụ phụ này thường không xuất hiện trong điều hướng chung hoặc điều hướng tiện ích. Loại nội dung chân trang này phổ biến trên các mẫu web doanh nghiệp có nhiều nhóm người dùng với các hành động người dùng khác nhau.
Sử dụng để: giúp người dùng tìm thấy nội dung phụ có thể không liên quan trực tiếp đến mục đích chính của trang web
Lời chứng thực hoặc giải thưởng
Nhiều người dùng cho rằng họ có động lực để chọn một trang web dựa trên các giải thưởng và lời chứng thực mà trang web đó nhận được. Làm nổi bật những lời khen ngợi ở chân trang có thể là một chiến thuật tốt khi xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm. Tuy nhiên, hiển thị quá nhiều lời chứng thực và giải thưởng cũng có thể tạo cảm giác rằng công ty cần đưa ra lời chứng thực vì nó chưa trưởng thành hoặc ổn định. Một giải pháp là thêm nội dung này vào footer.
Sử dụng cho: công ty mới thành lập hoặc cho các công ty ít nhận biết thương hiệu
Thương hiệu trong Tổ chức
Một số công ty lớn đến mức họ sở hữu hoặc chủ trì hàng chục công ty khác. Một số sử dụng điều hướng chung để kết nối các công ty con này với công ty mẹ. Cũng có thể hữu ích khi đưa danh sách các công ty con và thương hiệu vào chân trang để củng cố nhận thức về các thương hiệu hoặc công ty khác nằm trong danh mục đầu tư của tổ chức.
Chân trang của trang web doanh nghiệp Thế Giới Di Động giới thiệu các website cùng tập đoàn của họ, bên cạnh những menu tiện ích cần thiết.
Sử dụng cho: các tổ chức lớn, đa quốc gia với nhiều công ty con hoặc thương hiệu hợp tác
Sự tham gia của khách hàng
Người dùng thường sẽ truy cập trực tiếp vào chân trang để tìm thông tin như phiếu giảm giá và khuyến mãi hoặc đơn giản là để cập nhật thông tin về doanh số bán hàng và phát hành sản phẩm của công ty. Do đó, chân trang có thể bao gồm thông tin cho phép khách hàng tiếp tục tìm hiểu về doanh nghiệp – các liên kết mạng xã hội (hoặc tối thiểu là các liên kết đến các tài khoản mạng xã hội của công ty) và lời nhắc đăng ký danh sách email.
Sử dụng cho: tất cả các loại trang web nếu sử dụng các liên kết mạng xã hội.
Kết luận
Có thể thấy footer là thành phần không thể thiếu của một website. Bạn có thể tuỳ chỉnh thông tin tại footer làm sao vừa để khách hàng tìm được những thông tin hữu ích vừa mang lại những giá trị về thương hiệu.
Bạn có thể cân nhắc thêm các nội dung cho footer khi làm web doanh nghiệp như: Giới thiệu công ty, các sản phẩm, địa chỉ, chỉ đường, liên hệ….Đặc biệt, khi thiết kế footer bạn cần lưu ý về vấn đề màu sắc và cách sắp xếp bố cục để đảm bảo tính nổi bật và hài hoà khi nhìn tổng thể website.