Nếu trang web hoặc ứng dụng của công ty bạn đột nhiên chậm lại hoặc ngưng hoạt động do có rất nhiều lưu lượng truy cập đáng ngờ, bạn có thể là mục tiêu của cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Vậy, tấn công DDoS là gì và làm sao để phòng tránh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được điều này.
Tấn công DdoS là gì?
DdoS là viết tắt của từ Distributed Denial-of-Service, nghĩa là tấn công từ chối dịch vụ phân tán.
Một cuộc tấn công DDoS xảy ra khi tin tặc gửi một luồng lưu lượng truy cập đến mạng hoặc máy chủ để chiếm hết băng thông hệ thống và làm gián đoạn khả năng hoạt động của website hay ứng dụng chạy trên đó. Các cuộc tấn công này thường được sử dụng để đánh sập một trang web hoặc ứng dụng ngoại tuyến tạm thời và có thể kéo dài nhiều ngày tại một thời điểm hoặc thậm chí lâu hơn.
Và chúng được gọi là Từ chối dịch vụ phân tán vì lưu lượng truy cập đến máy chủ được thực hiện từ hàng trăm, hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu máy tính khác nhau đã bị chiếm quyền sử dụng. Khi nó đến từ một nguồn duy nhất, nó được gọi là một cuộc tấn công DoS.
Những cuộc tấn công mạng này xuất hiện rất nhiều. Tấn công DdoS không có tác dụng đánh cắp hay làm mất dữ liệu của bạn, chúng chủ yếu làm website của bạn tắc nghẽn dẫn đến ngưng hoạt động. Điều này rất có hại khi trang web của bạn tiếp nhận hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày. Bạn có thể mất hàng trăm đơn hàng, mất đi uy tín dẫn đến tổn hại về lợi nhuận.
Ngày nay, tấn công DdoS có thể được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp. Những người muốn tấn công website đối thủ có thể thuê dịch vụ này để làm điều đó. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nhỏ không cần phải lo ngại bị tấn công DdoS, vì đơn giản không ai rảnh mà bỏ cả đống tiền ra để làm một việc không mang lại lợi ích gì. Thay vào đó, những tập đoàn lớn, có sự cạnh tranh cao, thường là những mục tiêu bị tấn công DdoS bởi các đối thủ.
Dịch vụ thiết kế web doanh nghiệp
Làm gì để phòng tránh tấn công DdoS?
1. Phát hiện sớm một cuộc tấn công DdoS bằng cách theo dõi lưu lượng
Điều quan trọng nhất là bộ phận quản trị web phải thường xuyên theo dõi lưu lượng truy cập vào website. Nếu phát hiện một lượng lớn truy cập tới website đến từ những địa chỉ IP không thuộc phạm vi khách hàng của bạn, có thể đó là một cuộc tấn công đang nhắm vào website.
Nếu bạn biết website của mình có thể bị tấn công DdoS vào bất kỳ lúc nào, nên đặt giới hạn yêu cầu truy cập cho nó. Điều đó có nghĩa là máy chủ sẽ chỉ chấp nhận nhiều yêu cầu nhất theo thiết lập.
Bạn cũng nên chuẩn bị cho sự gia tăng lưu lượng do tính thời vụ, các chiến dịch tiếp thị và hơn thế nữa. Rất nhiều lưu lượng truy cập xác thực (ví dụ từ một chiến dịch marketing, khuyến mãi, quảng cáo) đôi khi có thể gây hiệu ứng sập máy chủ tương tự.
2. Gia tăng thêm băng thông
Bạn có thể cần gia tăng băng thông cho máy chủ càng nhiều càng tốt. Điều này không chỉ giúp website hoạt động ổn định trong mọi trường hợp, mà còn giúp bạn có thêm thời gian xử lý trong trường hợp bị tấn công DDoS trước khi trang web, máy chủ hoặc ứng dụng của bạn bị quá tải hoàn toàn.
3. Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN)
Mục tiêu của DDoS là làm quá tải máy chủ lưu trữ của bạn. Giải pháp giúp bạn tránh điều này là lưu trữ dữ liệu của bạn trên nhiều máy chủ trên toàn thế giới.
Đó chính xác là những gì mạng phân phối nội dung thực hiện.
CDN phân phối nội dung trang web của bạn cho người dùng từ một máy chủ gần với từng người dùng để có hiệu suất nhanh hơn. Nhờ vào đó web doanh nghiệp của bạn sẽ ít bị tấn công hơn bởi vì nếu một máy chủ bị quá tải, bạn có nhiều máy chủ khác vẫn đang hoạt động.