Bạn đang có nhu cầu thuê một dịch vụ lưu trữ để thiết kế website nhưng có khá nhiều loại dịch vụ lưu trữ khác nhau mà bạn có thể tìm thấy. Bạn phân vân không biết chúng là gì và loại lưu trữ nào sẽ phù hợp cho website của mình.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 5 loại dịch vụ lưu trữ website phổ biến, ý nghĩa cũng như ứng dụng của chúng. Đọc bài viết để biết bạn nên dùng loại nào cho website của mình nhé.
1. Shared hosting
Shared hosting là một loại dịch vụ chia sẻ hosting. Trang web của bạn được lưu trữ trên một máy chủ được chia sẻ bởi các trang web khác. Cũng có nghĩa là sẽ có nhiều website khác nhau cùng chạy trên một máy chủ. Ưu điểm của shared hosting là chi phí rẻ.
Nhược điểm lớn nhất của shared hosting là bạn rất dễ bị ảnh hưởng nếu một trong các website dùng chung bị sự cố. Chẳng hạn như một website bị tấn công Ddos, tất cả các website nằm chung máy chủ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Hoặc nếu có một website gian lận với google, dẫn đến IP máy chủ bị “dòm ngó” và nó khiến website của bạn cũng ảnh hưởng theo.
Shared hosting chỉ nên dùng cho những website đơn giản, không có nhiều lượt truy cập. Không nên dùng cho các thiết kế web bán hàng quan trọng, hay các website có lượng truy cập lớn,…
2. Reseller hosting
Reseller hosting là một loại dịch vụ mà trên đó bạn có thể tạo nhiều shared hosting khác nhau để dùng cho nhiều website hoặc bán lại cho người khác. Một máy chủ cũng có thể tạo nhiều reseller hosting.
Khi sử dụng reseller hosting thì bạn nhận được nhiều tính năng quản trị hơn. Chẳng hạn như có thể tạo hosting, có thể chỉnh sửa trang quản trị theo thương hiệu, quản lý các tài khoản,…
Reseller hosting phù hợp với những người muốn tạo nhiều website để sử dụng. Còn nếu bạn muốn mua dịch vụ này để chia hosting bán kiếm tiền thì ngày nay không ai dùng nữa. Thay vào đó người ta mua luôn VPS.
3. Cloud Hosting
Cloud Hosting đề cập đến một công nghệ lưu trữ khá mới cho phép hàng trăm máy chủ riêng lẻ hoạt động cùng nhau để kết hợp lại như một máy chủ khổng lồ.
Nguyên lý hoạt động của Cloud hosting là sử dụng hệ thống máy chủ Cloud trên nền tảng công nghệ đám mây (cloud computing) từ các hãng máy chủ lớn trên thế giới như Cisco,… kết hợp cùng hệ thống lưu trữ Cloud Storage.
Bên cạnh đó, nó còn dựa trên nguyên tắc phân tán lưu trữ dữ liệu và cân bằng tải (Load Balancing), giúp tối ưu hóa tốc độ truy cập vào server. Đồng thời tăng khả năng lưu trữ, độ bảo mật cao so với các web hosting thông thường và giảm khả năng downtime cho website.
Nếu Website của bạn quan trọng, không thể nào để nó ngưng hoạt động một chút nào, thì bạn nên dùng Cloud hosting để đảm bảo chất lượng.
4. Máy chủ riêng ảo VPS
Máy chủ riêng ảo VPS là dùng một máy chủ vật lý để tạo nhiều máy chủ ảo riêng biệt. VPS hoạt động như một máy chủ thông thường, có CPU, RAM, bộ nhớ riêng. Đồng thời, VPS cũng có địa chỉ IP riêng. Do đó, khi sử dụng VPS, mặc dù là nằm chung trên một máy chủ riêng vật lý nhưng nó cũng hoàn toàn riêng biệt. Bạn không phải nằm chung với website nào khác và cũng không phải chịu ảnh hưởng từ họ.
Hơn nữa, sử dụng VPS bạn hoàn toàn có thể tạo rất nhiều hosting khác nhau không giới hạn để tạo bao nhiêu website tuỳ thích. Hoặc bạn có thể tạo hosting và bán chúng cho những người cần dùng.
VPS phù hợp với những website lớn, có nhiều dữ liệu và lượng truy cập cao. Như là các diễn đàn, web bán hàng, trang thương mại điện tử, trang rao vặt,…
5. SEO hosting
Ngày nay, giải pháp xây dựng hàng chục website khác nhau phục vụ cho mục đích SEO đang được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, yêu cầu khi xây dựng hệ thống SEO Website là chúng phải khác địa chỉ IP. Nhưng để mua từng hosting khác nhau để khác địa chỉ IP thì chi phí khá là cao, mà lại phức tạp trong khâu quản lý.
Chính vì thế, dịch vụ SEO hosting được nhiều nhà cung cấp đưa ra nhằm phục vụ mục đích tạo hệ thống SEO Website. Đặc điểm của chúng là vẫn được quản lý trên một tài khoản, nhưng mỗi hosting được tạo ra sẽ có địa chỉ IP riêng. Nếu bạn đang muốn xây dựng hệ thống SEO Website, hãy sử dụng SEO hosting nhé.