Chắc hẳn rằng mỗi ai trong chúng ta cũng đều đã từng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin trên một vài trang web. Những nội dung trên trang web đó không được sắp xếp theo một cách logic. Điều này cũng tương tự như khi bạn đi siêu thị nhưng hàng hóa xếp một cách lộn xộn, khiến cho việc bạn tìm sản phẩm mình muốn mua khó hơn. Những trang web này đều gặp phải một vấn đề căn bản trong việc xây dựng sitemap cho website của mình.
Không những vậy, thuật ngữ sitemap còn được xuất hiện khi mọi người tìm hiểu về cách SEO cho trang web của mình. Sitemap trong trường hợp này là bản đồ hướng dẫn cho Google dễ dàng tìm kiếm thông tin trên website của mình.
Như vậy, sitemap là gì? Việc tạo sitemap có khó không? Làm theo hướng dẫn tạo sitemap trên mạng có hiệu quả không? hãy cùng Halink Web giải mã tất tần tật về sitemap nhé.
Sitemap là gì?
Sitemap dịch ra tiếng Việt là “bản đồ của trang”. Ở đây chúng ta có thể hiểu sitemap là hệ thống bản đồ của trang web. Sitemap thường là một tập tin gồm các thông tin về tất cả các đường link (URL) trên trang web và được sắp xếp theo một cách khoa học, rõ ràng, và lành mạch.
Ngoài ra, trong sitemap cũng bao gồm thêm nhiều thông tin khác ngoài đường link. Sitemap cũng cung cấp cho chúng ta biết được mức độ ưu tiên, lần cuối được cập nhập cũng như tần suất cập nhập của các đường link.
Halink Web – Sitemap miêu tả
Chức năng của sitemap.
Sitemap không có chức năng tăng thứ hạng của trang web khi tìm kím trên Google. Thực tế, sitemap có chức năng hướng dẫn vị trí của đường link trên một trang web. Trong đó, người dùng hoặc các công cụ và bộ máy tìm kiếm sễ thông qua sitemap để tìm được nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Ngoài ra, sitemap còn có chức năng cập nhập những thay đổi trên trang web. Ví dụ như khi bạn up bài mới, thay đổi đường link của bài viết, hoặc chỉnh sửa trang web…
Các loại sitemap
Có rất nhiều cách để phân loại sitemap. Tuy nhiên, cách phân loại sitemap đơn giản nhất là phân loại theo cấu trúc của nó: XML và HXML.
Trong đó XML là Extensive markup language. Chúng được thiết kế để lưu trữ dữ liệu, và chúng được tối ưu để quan tâm đến dữ liệu đó là gì. Trong khi đó, HTML là HyperText Markup Language. HTML được thiết kế để tối ưu cách mà data được hiển thị của dữ liệu.
Theo đó, có hai loại cấu trúc sitemap khác nhau:
Loại sitemap | XML | HTML |
Đặc điểm | Cung cấp thông tin giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng truy xuất thông tin trên trang | Định hướng cho người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin trên trang |
Giống nhau | Thúc đẩy thứ hạng nhờ tính thân thiện
Đều hỗ trợ các công cụ tìm kiếm dễ dàng truy xuất thông tin của trang |
|
Khác nhau | Phát triển để các công cụ tìm kiếm sử dụng | Phát triển cho người dùng sử dụng |
Để có được một trang web tốt hơn, bạn nên dùng cả hai loại cấu trúc sitemap. Điều này sẽ cho phép website của bạn vừa thân thiện với người dùng, vừa thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Sitemap và những lợi ích to lớn
Nếu website là một thành phố và những đường link thuộc website là những ngôi nhà trong thành phố đó. Thì sitemap có thể ví như bản đồ thành phố. Với một người hoặc công cụ tìm kiếm lần đầu đến với thành phố đó, có được một bản đồ sẽ dễ dàng cho việc tìm kiếm các địa chỉ hơn. Tương tự như vậy, một website có được sitemap sẽ được người dùng và các công cụ tìm kiếm ưa thích hơn. Việc ưa thích hơn này sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website khi được đem ra so sánh và đánh giá. Ví dụ có hai website A và B có nội dung tương tự nhau. Nhưng website A có sitemap còn website B thì không. Như vậy khi được mang ra so sánh và đánh giá thì website A sẽ có thứ hạng cao hơn website B.
Tất nhiên rằng, trang web vẫn có thể hoạt động tốt mà không cần sitemap. Tuy nhiên, việc có sitemap chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho trang web.
a. Tác động tốt đến quá trình SEO
Trong quá trình SEO cho website, sitemap đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Sitemap sẽ hỗ trợ thông báo cho các công cụ và các bộ máy tìm kiếm rằng trang web của bạn đã sẵn sàng để mọi người có thể tìm kiếm và truy cập.
Ví dụ:
Công cụ và bộ máy tìm kiếm sẽ ghé thăm trang web của bạn sau mỗi khoảng thời gian để thu thập dữ liệu và lưu về kho dữ liệu tìm kiếm. Tuy nhiên, khi bạn đăng một bài viết mới lên trang web của mình, sitemap sẽ hỗ trợ thông báo cho các bộ máy tìm kiếm để chúng có thể ghé thăm trang sớm hơn.
b. Google thu thập dữ liệu từ trang web nhanh hơn.
Google thu thập dữ liệu từ trang web được biết đến với cái tên là Google index website. Với những website mới, lượng người biết đến và sử dụng website không cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Google sẽ không ưu tiên index trang web của bạn thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, với một sitemap, Google sẽ được sitemap thông báo để có thể ghé thăm và index trang web của bạn nhanh hon. Điều này cũng có nghĩa là các bài viết mới của bạn sẽ được cập nhập vào kết quả tìm kiếm nhanh hơn.
c. Hỗ trợ trải nghiệm người dùng
Việc có một sitemap sẽ giúp ích rất nhiều cho người dùng của trang web khi họ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết. Một website dễ dàng thao tác luôn luôn đạt được đánh giá cao trong mắt người dùng. Ngoài ra, sitemap của website càng chi tiết, rõ ràng thì trải nghiệm của người dùng càng được cải thiện hơn. Đây cũng là thứ giúp gia tăng khả năng thu hút người dùng cho website.
Tạo sitemap cho website WordPress
Để có thể lập sitemap cho website của mình. Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang quản trị của nó. Bạn cần nhập “/wp-admin/” vào phía sau tên miền của trang web. Ví dụ trang web của bạn là vidu.com. Để truy cập vào phần admin bạn cần truy cập vào vidu.com/wp-admin/. Sau khi vào trang quản trị, bạn cần đăng nhập tài khoản quản trị cho trang web.
Ở trang quản trị website, bạn có thể cài đặt plugin để có thể tạo sitemap một cách nhanh chóng và tiện lơi.
Có rất nhiều plugin giúp bạn tạo lập sitemap, nhưng trong đó có hai loại plugin phổ biến cho các website WordPress. Đó là SEO Yoast, Google XML.
a. Tạo sitemap với SEO Yoast
SEO Yoast là plugin phổ biến đối với các website trên nền tảng WordPress. Trong đó, plugin này cho phép người dùng cải thiện khả năng SEO các nội dung trên trang web của mình. Không những vậy, plugin này còn cho phép người dùng tạo được XML sitemap chỉ bằng những thao tác đơn giản.
Cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO Vào plugin Yoast SEO, bảng Feature và kích hoạt Advanced Setting Pages Tùy chỉnh Max Entries, cancel pages/posts khỏi sitemap cho XML sitemap Xem XML sitemap của bạn
b. Tạo sitemap với Google XML
Google XML là một plugin phổ biến mà người dùng thường cho hoạt động song song cùng với SEO Yoast.
Với Google XML, bạn có thể tùy chỉnh thêm nhiều phần nữa cho sitemap của mình. Đầu tiên bạn vẫn cần phải cài đặt plugin Google XML vào website của mình. Sau đó, bạn có thể chỉnh sửa như sau:
Google XML cho phép điều chỉnh nội dung trên sitemap Mục Excluded items cho phép phân bố post mới vào các mục Có thể tùy chỉnh tần số quét mới cho phù hợp với site của mình Nhấn Update Option để lưu lại quá trình tùy chỉnh của mình
Đến đây, bạn đã có thể kiểm tra XML sitemap của mình bằng cách truy cập vào đường link “vidu.com/sitemap.xml/” rồi đó. Cuối cùng, bạn chỉ cần submit XML sitemap lên Google search console để bộ tìm kiếm Google hiểu và bắt đầu quá trình index cho website của bạn.
Phương pháp tối ưu sitemap
Có một mẹo nhỏ để sitemap của bạn để tăng tốc quá trình index của các bộ tìm kiếm. Đó là tách nhỏ sitemap.
- Theo nghiên cứu từ HubSpot, Google mất trung bình 1375 phút (tương đương 23 tiếng) để index mới trang web của bạn.
- Việc tách nhỏ sitemap là phương pháp áp dụng cho các sitemap có số lượng đường link quá lớn. Số link quá lớn khiến cho Google tốn nhiều thời gian hơn để index. Việc tách nhỏ sitemap sẽ hỗ trợ cho Google có thể index trang web của bạn một cách nhanh hơn.
- Đây là mẹo bạn có thể cân nhắc trước khi áp dụng. Tuy nhiên, việc chia nhỏ băng thông cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được băng thông cũng như tối ưu tốc độ quét mới của Google.
- Bạn có thể chia nhỏ sitemap theo phân loại nội dung mà nó chứa. Ví dụ như sitemap bài viết, sitemap video, sitemap hình ảnh,…
Kết luận
Một website có thể hoạt động mà không cần sitemap. Tuy nhiên, website đó sẽ không thể nào tối ưu được SEO để có thể tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng nếu thiếu đi sitemap. Halink Web chúng tôi mong rằng bài viết này đã cho các bạn cái nhìn rõ ràng về sitemap và tác dụng của nó đối với một trang web.