Hiện nay, tại những thành phố lớn, rất dễ để chúng ta có thể bắt gặp một phòng khám nha khoa. Phòng khám nha khoa ngày càng nhiều khiến cho khách hàng rất khó khăn trong việc lựa chọn phòng khám phù hợp với bản thân. Như vậy, làm cách nào để khách hàng có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ của phòng khám của mình? Hãy khám phá top 10 cách giúp thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tại phòng khám của mình.
1. Cung cấp các dịch vụ miễn phí
Các dịch vụ miễn phí luôn giúp kéo khách hàng đến trải nghiệm dịch vụ tại phòng khám của mình. Và thông qua trải nghiệm dịch vụ, khách hàng có khả năng cao sẽ tiếp tục sử dụng dịch tại phòng khám của mình.
Vậy với những dịch vụ gì thì phòng khám nên miễn phí? Những dịch vụ có chi phí thấp thì phòng khám nên miễn phí. Ví dụ như khám, tư vấn, …
Ví dụ hay về dịch vụ miễn phí tại phòng khám mắt. Họ cung cấp dịch vụ vệ sinh mắt kiếng bằng máy miễn phí. Với dịch vụ vệ sinh mắt kiếng miễn phí này, họ đã thu hút được rất nhiều khách hàng biết đến phòng khám mắt của họ.
2. Thiết lập các gói dịch vụ
Phòng khám nên thiết lập các gói dịch vụ áp dụng các phương pháp đặt giá như:
- Phương pháp giá mỏ neo: Áp một vài dịch vụ với giá cực kỳ cao để tập trung khách hàng sử dụng dịch vụ với giá “thấp” hơn.
- Phương pháp giá mồi: Áp một vài dịch vụ với giá mồi để hướng khách hàng sử dụng dịch vụ giá cao hơn một chút nhưng được hưởng lợi nhiều hơn. (Nước loại vừa và loại lớn tại rạp chiếu phim, chỉ cách nhau 2-4 nghìn để nâng từ loại vừa lên loại lớn)
- Phương pháp giá số lẻ: đây là phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Thay vì đặt giá sản phẩm/dịch vụ là 200.000 VNĐ, họ lại để giá 190.000 hoặc 199.000 VNĐ. Từ góc độ tâm lý của khách hàng, khi họ nhìn vào giá số lẻ, họ sẽ cảm thấy họ được lợi hơn rất nhiều dù chênh lệch giá cực nhỏ.
- Chiến lược combo dịch vụ: Ghép nhiều dịch vụ thành một gói rồi bán cho khách hàng với giá rẻ hơn. Tuy lợi nhuận của từng dịch vụ riêng lẻ sẽ giảm. Tuy nhiên, bạn đã nhận được lợi nhuận từ cả hai sản phẩm.
- Dịch vụ đặc biệt: Nha khoa gia đình với nhiều ưu đãi khác nhau như giảm chi phí điều trị, khám bệnh và tư vấn tại nhà…
3. Ưu đãi và khuyến mãi
Áp dụng các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Thông qua đó tăng doanh thu của phòng khám.
Ví dụ như:
- Giảm giá cho khách hàng tương tác qua fanpage
- Ưu đãi cho khách hàng có sinh nhật trong tháng
- Chế độ ưu đãi dành riêng cho khách hàng hội viên của phòng khám…
4. Thiết kế website phòng khám
Công dụng của website phòng khám cực kỳ to lớn. Để tìm hiểu kỹ về thiết kế website phòng khám, bạn có thể vào đây.
Website phòng khám sẽ giúp ích rất nhiều cho phòng khám trong công cuộc xây dựng thương hiệu. Một ví dụ tiêu biểu là nha khoa Kim.
Một trang web có thiết kế website phòng khám tốt sẽ dễ dàng leo lên top tìm kiếm của google. Ví dụ như khi khách hàng gõ chữ “đau răng”, một trang web tốt với nội dung hay sẽ dễ dàng xuất hiện trong top 10 tìm kiếm. Việc xuất hiện ở top 10 tìm kiếm sẽ làm doanh thu phòng khám của bạn tăng lên rất nhiều.
5. Quảng cáo (Google, Facebook, Tiktok…)
Việc quảng cáo website phòng khám thì tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, không phải cứ chạy quảng cáo thì khách sẽ tìm đến mình. Những nội dung mà bạn quảng cáo phải thật sự đánh trúng nhu cầu của khách hàng.
Để thực sự chạy quảng cáo hiệu quả, phòng khám nên tạo ra những nội dung đứng trên suy nghĩ của khách hàng.
Ví dụ như: Khách hàng đến phòng khám sẽ có nỗi lo:
- Giá cả
- Dịch vụ
- Tay nghề kém
- Chưa biết hoặc xem nhẹ tác dụng của dịch vụ
- …
Ngoài những kênh quảng cáo online thường sử dụng như google ads, facebook ads,… trong năm 2020 vừa qua, TikTok đã nổi lên như một phương pháp quảng cáo mới có khả năng tương tác với người xem quảng cáo. Ví dụ như một vài phòng khám tổ chức kênh tiktok để giải đáp thắc mắc của khách hàng.
6. Vị trí phòng khám
Vị trí của phòng khám cũng cần được chú trọng. Đầu tiên, phòng khám nên đặt ở nơi có khu dân cư đông đúc. Những thiết kế, trang trí bên ngoài phòng khám nên rõ ràng, dễ phân biệt để khách hàng dễ dàng tìm đến. Ngoài ra, phòng khám của bạn cũng nên cập nhập địa điểm lên google map thường xuyên. Tránh việc bị chiếm dụng vị trí bởi các đơn vị kinh doanh khác.
7. Thiết kế phòng khám
Mỗi phòng khám sẽ có những thiết kế phù hợp với những đặc điểm của mình. Tuy nhiên, ngành dịch vụ nói chung thường sẽ thiết kế sao cho phù hợp với số đông người dùng (khách hàng). Ngoài ra, những màu sắc, vật dụng trang trí và cả mùi hương trong phòng khám cũng là một phần không thể thiếu trong phần thiết kế.
Một thiết kế hoàn thiện cho phòng khám sẽ truyền đạt được các thông điệp khác nhau cho khách hàng. Ví dụ những màu sơn tường nhẹ nhàng, mùi hương dịu như hương hoa nhài cùng với âm thanh du dương, róc rách của tiếng nước chảy sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.
8. Chất lượng dịch vụ (nhân viên, thái độ,…)
Với một thị trường đầy cạnh tranh, khi mà giá cả của dịch vụ gần như tương đồng nhau, thì điểm đặc biệt để giữ chân khách hàng là chất lượng dịch vụ mà khách hàng nhận được.
Chất lượng dịch vụ này sẽ được khách hàng đánh giá thông qua nhiều tiêu chí. Tuy nhiên, tiêu chí nổi trội nhất thường là thái độ và cách phục vụ của nhân viên phòng khám. Thái độ và cách phục vụ của từng nhân viên sẽ được khách hàng đánh giá để quyết định xem họ có nên sử dụng dịch vụ tại phòng khám không. Từ nhân viên bảo vệ, nhân viên giữ xe, đến nha sĩ, y tá trong phòng khám.
Có rất nhiều phòng khám không xem trọng vị trí nhân viên bảo vệ, nhân viên giữ xe. Tuy nhiên, đây là những người sẽ tiếp xúc với khách hàng đầu tiên. Ví dụ như: khi một người khách đi xe máy đến phòng khám. Điều đầu tiên họ nhận thấy được là thái độ và cách phục vụ của nhân viên giữ xe, nhân viên bảo vệ. Có rất nhiều trường hợp nhân viên bảo vệ (nhân viên giữ xe) có thái độ không tốt với khách hàng, sau đó khách hàng quyết định không sử dụng dịch vụ tại phòng khám nữa.
9. Chăm sóc khách hàng
Một trong những lý do quan trọng nhất khiến cho khách hàng lựa chọn tiếp tục sử dụng dịch vụ tại một phòng khám là nhờ dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nhất là chăm sóc khách hàng sau khi khách sử dụng sản phẩm tại phòng khám. Phòng khám chăm sóc khách hàng tốt sẽ khiến khách hàng luôn chọn sử dụng dịch vụ tại phòng khám mình lần nữa.
Những dịch vụ chăm sóc khách hàng được đánh giá cao:
- Nhắc lịch tái khám qua tin nhắn và mạng xã hội.
- Nhắc lịch khám răng định kỳ
- Thông báo ưu đãi
- …
10. Nội dung bổ ích trên các trang online
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày có càng nhiều khách hàng tiềm năng sử dụng mạng xã hội, thông tin online, các trang web tin tức để cập nhập thông tin hoặc tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ để sử dụng. Chính vì vậy, việc đưa những nội dung, thông tin lên website phòng khám và các mạng xã hội nên được soạn thảo để phù hợp với tiêu chuẩn SEO. Những nội dung có tiêu chuẩn SEO sẽ khiến website phòng khám của bạn có thể đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm Google. Ngoài ra, tất cả các nội dung này nên có những thông tin bổ ích để có thể giữ chân và tạo niềm tin cho khách hàng.
Trên đây là top 10 cách khiến phòng khám luôn đông khách. Ngoài những cách mà phòng khám có thể dễ dàng thực hiện cải tiến, cũng có những cách mà phòng khám cần có kỹ năng chuyên môn để có thể thực hiện dễ dàng. Ví dụ như thiết kế website phòng khám, chạy quảng cáo, hay là những nội dung trên trang web phòng khám. Phòng khám nên chọn một đơn vị thứ 3 chuyên nghiệp và uy tín để giúp bạn thực hiện các cách này một cách nhanh nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất cho phòng khám của bạn.