Quy trình xây dựng website bán hàng từ A đến Z
Trong thời đại internet phát triển như hiện nay, bán hàng qua website trở thành xu hướng phổ biến và mang lại nhiều lợi nhuận. Do đó, việc xây dựng một website bán hàng chuyên nghiệp, hiệu quả là điều vô cùng cần thiết.
Trong bài viết này, Halink Web sẽ chia sẻ quy trình xây dựng website bán hàng từ A đến Z. Đảm bảo bài bản, chi tiết nhưng vô cùng đơn giản và tiết kiệm ngân sách.
Website bán hàng là gì? Chức năng cần có của website bán hàng
Website bán hàng có thể được hiểu như một cửa hàng trực tuyến. Nơi mà người bán có thể giới thiệu, “bày bán online” sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp. Thông qua đó, người mua có thể truy cập, tìm kiếm thông tin sản phẩm và đặt mua sản phẩm cần thiết
Những chức năng cơ bản của một website bán hàng:
- Quản lý sản phẩm và giỏ hàng
- Quản lý thông tin đơn đặt hàng
- Lưu trữ data khách hàng
- Tích hợp thanh toán và vận chuyển
- Tích hợp một số tính năng khác như: chatlive, thống kê, báo cáo,…
Quy trình xây dựng website bán hàng từ A đến Z
1. Lên ý tưởng và lập kế hoạch
Trước tiên, để đảm bảo việc thiết kế website đi đúng hướng và đạt được mục tiêu hướng đến, bạn cần vạch ra một kế hoạch thật chi tiết, bao gồm:
- Xác định đối tượng mục tiêu: Cần xác định rõ người dùng mục tiêu, nghiên cứu đặc điểm, hành vi và thói quen tiêu dùng. Từ đó, định hướng website cho phù hợp
- Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tham khảo website trong ngành, tìm hiểu xu hướng thị trường. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành cũng như giúp ích cho việc lên ý tưởng thiết kế
- Lên ý tưởng và cấu trúc tổng quan: Hãy hình dung sơ lược, tổng quan về thiết kế website của bạn. Từ ý tưởng giao diện, câu chuyện thương hiệu đến các chức năng chủ đạo của website
2. Đăng ký tên miền và hosting
Để có thể xây dựng website, hosting và tên miền là 2 yếu tố không thể thiếu. Tùy theo nhu cầu và đặc điểm của từng ngành mà lựa chọn tên miền và hosting phù hợp. Có thể tham khảo những tên miền phù hợp cho lĩnh vực bán hàng như: .com, .vn, .shop, .online,…
Lưu ý: hãy lựa chọn nhà cung cấp tên miền và hosting uy tín. Bạn có thể tham khảo tên miền và hosting của Halink tại đây
3. Chọn nền tảng xây dựng website bán hàng
Tiếp theo, hãy chọn nền tảng website phù hợp. Cần cân nhắc các yếu tố như: ngân sách, kiến thức kỹ thuật, tính năng cần thiết và quy mô kinh doanh. Một số nền tảng được sử dụng phổ biến như: WordPress, Wiza Web, Shopify, Wix,…. Hoặc cũng có thể sử dụng nền tảng website của các đơn vị thiết kế website uy tín khác
4. Triển khai thiết kế
Sau khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị sẽ bước vào giai đoạn quan trọng nhất: Triển khai thiết kế. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
- Cách 1: Tự thiết kế website: nếu bạn có đội ngũ thiết kế website riêng hoặc bạn chuyên về thiết kế website. Bạn hoàn toàn có thể tự triển khai thiết kế. Từ khâu thiết kế giao diện, viết code, nhập liệu,…. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi bạn và người hỗ trợ cần am hiểu kiến thức về thiết kế đồ họa, lập trình web, SEO… Và nếu không có kinh nghiệm, website có thể gặp phải lỗi kỹ thuật, bảo mật.
- Cách 2: Thuê đơn vị thiết kế website: Đây là lựa chọn của phần lớn doanh nghiệp. Chọn đúng đơn vị thiết kế sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả. Tránh khỏi những rủi ro không đáng có.
Halink Web hiện là đơn vị thiết kế website hàng đầu Việt Nam, được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tin chọn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế website bán hàng, Halink Web sẽ giúp bạn xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp, chuẩn SEO với chi phí tối ưu nhất. Phù hợp cho mọi doanh nghiệp. Bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6319 để được tư vấn và báo giá tốt nhất
5. Phát triển nội dung
Đây được xem như là bước thổi linh hồn vào website bán hàng của bạn. Hãy xây dựng hệ thống nội dung đồng nhất và chuyên nghiệp: Từ logo, slogan, hình ảnh, video cho đến giao diện người dùng. Mỗi yếu tố đều đóng vai trò quan trọng tạo nên trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho khách hàng
Hãy khéo léo tạo dấu ấn riêng bằng cách tạo nên những thông điệp, câu chuyện truyền cảm hứng, blog chia sẻ kiến thức,… Cùng với đó là các chương trình khuyến mãi và quảng bá sản phẩm. Đừng quên sắp xếp nội dung một cách logic và khoa học để khách hàng dễ dàng tìm kiếm
6. Tích hợp tính năng
Để nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, hãy tích hợp các tính năng cần thiết. Ví dụ như: Thanh toán trực tuyến, đơn vị vận chuyển, chatlive,… mỗi tính năng đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng hoàn tất quá trình mua hàng.
7. Kiểm tra và khởi chạy
Khi thiết kế website bán hàng đã hoàn chỉnh, hãy thực hiện kiểm tra và chạy thử để đảm bảo rằng website hoạt động ổn định và không bị lỗi. Khi kiểm tra và chạy thử, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để trải nghiệm. Đặc biệt là các tính năng quan trọng như tạo đơn, thanh toán, quản lý đơn,.. Từ đó, kịp thời khắc phục những sai sót và hoàn thiện khuyết điểm. Cuối cùng, sau khi đã chắc chắn rằng website hoạt động như mong đợi, hãy tiến hành khởi chạy và đưa vào sử dụng.
Vậy là Halink Web vừa chia sẻ với bạn toàn bộ quy trình xây dựng nên một website bán hàng từ A đến Z. Sau khi bạn đã xây dựng được website, đừng quên quảng bá và chăm sóc website thường xuyên để mang lại hiệu quả bán hàng nhé!